Vai trò của thiết kế, thi công, lắp đặt điện nhà xưởng
Nhà xưởng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc vận hành, sản xuất, lưu trữ hàng hóa, nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Một trong những điều kiện cần thiết để có thể vận hành trơn tru tất cả các khâu sản xuất đó chính là hệ thống điện.
Thi công lắp đặt điện cho nhà xưởng là quy trình thiết kế, đưa lên giải pháp và thi công. Đây là hệ thống đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động của nhà xưởng. Chúng được vận hành liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động và tiến độ làm việc cho công nhân viên.
Hiện nay, nhu cầu về thi công lắp đặt hệ thống điện cho các nhà xưởng, nhà máy là khá lớn. Đi kèm với đó là yêu cầu thi công cũng ngày càng khắt khe hơn. Cần phải có được những phương án thiết kế tối ưu, tiết kiệm chi phí mà vẫn mang lại hiệu quả cao nhất. Cùng Sumitech tìm hiểu kĩ hơn về thi công hệ thống điện nhà xưởng trong bài viết dưới đây nhé.
1. Quy trình thiết kế thi công điện nhà xưởng
- Hệ thống cáp động lực cần được thiết kế với độ chính xác cao để có được hiệu quả tốt nhất.
- Hệ thống thang máng cáp phải được thiết kế với độ an toàn tuyệt đối. Cùng với đó là độ thẩm mỹ cao.
- Hệ thống chiếu sáng phải đáp ứng đủ ánh sáng cho nhà xưởng.
- Cần phải có lịch kiểm tra định kỳ để đảm bảo an toàn cho hệ thống. Phải bảo trì khi cần thiết để tăng tuổi thọ sản phẩm.
2. Các hạng mục thi công điện nhà xưởng
2.1. Hệ thống cáp cấp nguồn tổng
- Hệ thống cáp điện động lực trục chính được xem là thành phần quan trọng nhất trong thi công hệ thống điện. Nó thường được dẫn từ phía sau trạm biến áp, đấu nối vào MCCB (ACB) sau đó đi vào tủ điện tổng. Cáp cấp nguồn tổng chịu trách nhiệm cấp nguồn cho toàn hệ thống. Cáp động lực chính có thể đi nổi hoặc âm dưới đất tùy thuộc vào yêu cầu của chủ đầu tư.
- Tính toán chọn dây dẫn phù hợp với công suất, tổng công suất sử dụng điện cho tất cả thiết bị trong phân xưởng, nhà máy.
Một số điểm lưu ý cần thiết:
- Cần thiết kế để phân biệt rõ các dây pha để không bị nhầm lẫn khi sử dụng.
- Cần sắp xếp dây cáp ngăn nắp, theo thứ tự nhất định để dễ dàng bảo dưỡng hay kiểm tra khi có sự cố.
- Cần phải cố định dây vào hệ thống thang máng cáp.
- Cần kiểm tra và đảm bảo về độ an toàn của dây trước khi đưa vào sử dụng.
- Khi thiết kế dây âm dưới đất, cần đảm bảo dây không bị ẩm hay ngấm nước.
2.2. Thang máng cáp
Thang máng cáp là hệ thống khung đỡ cho hệ thống cáp điện của một phần hoặc toàn bộ hệ thống điện. Thường được sử dụng trong các nhà xưởng, tầng hầm hay các toàn nhà cao tầng. Việc lắp đặt thang máng cáp giúp bố trí hệ thống dây cáp gọn gàng, tăng tính thẩm mỹ. Đồng thời thuận tiện cho quá trình kiểm tra, bảo dưỡng.
Một số điểm lưu ý cần thiết:
- Trước hết, thang máng cáp phải đảm bảo được yếu tố an toàn. Số lượng thanh đỡ trên thang máng cáp phải đủ khả năng chịu được tải trọng của hệ thống dây cáp. Các thanh đỡ phải đồng bộ, có cao độ bằng nhau.
- Thang máng cáp cần sơn chống tĩnh điện theo yêu cầu để tránh rủi ro khi rò rỉ điện.
- Ngoài ra, khi thiết kế hệ thống thang máng cáp phải đảm bảo yếu tố dễ dàng kiểm tra, sửa chữa khi gặp sự cố và mang tính thẩm mỹ cao.
2.3. Tủ điện công nghiệp
- Tủ điện là nơi tập hợp các đầu dây cáp điện của toàn bộ hệ thống hoặc của từng bộ phận nhất định trong toàn bộ hệ thống điện.
- Cho phép giám sát kiểm tra và điều khiển hệ thống điện một cách dễ dàng.
2.4. Hệ thống điện nhẹ cho nhà xưởng
- Với bất cứ nhà máy hay xưởng sản xuất nào thì cũng không thể thiếu hệ thống điện chiếu sáng. Hệ thống chiếu sáng vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo nhà máy hoạt động cả ngày lẫn đêm.
- Tùy vào yêu cầu của mỗi nhà xưởng sản xuất khác nhau cần thiết kế hệ thống điện nhẹ phụ trợ cũng khác nhau. Sao cho phục vụ tối đa nhu cầu sản xuất, hoạt động của nhà máy.
Một số điểm lưu ý cần thiết:
- Tùy từng khu vực trong nhà xưởng, sẽ chọn được độ chiếu sáng hợp với nó.
- Xác định rõ nhu cầu về cường độ ánh sáng, màu sắc ánh sáng và các yêu cầu khác về mức độ phù hợp với từng xưởng sản xuất.
3. Các tiêu chí đánh giá hệ thống điện cho nhà xưởng
- Cường độ của dòng điện phải đảm bảo công suất để các thiết bị, máy móc hoạt động tốt.
- Hệ thống điện phải đáp ứng các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn cho người sử dụng theo quy định hiện hành.
- Đảm bảo thẩm mỹ cho không gian và phải được thi công thông minh.
- Giải pháp thi công cần phải tiết kiệm chi phí đầu tư. Đồng thời phải thuận lợi cho việc mở rộng quy mô nếu có.
4. Nên chọn đơn vị nào thi công điện nhà xưởng?
Việc thi công điện nhà xưởng vô cùng quan trọng và cần đúng tiêu chuẩn để đáp ứng các yêu cầu sử dụng điện trong suốt quá trình vận hành và sản xuất. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một đơn vị thi công uy tín, chất lượng không phải là đơn giản. Cùng Đặng Hùng điểm qua một số yếu tố lựa chọn sau!
- Kiểm tra về chất lượng thi công của các công trình trước: Hệ thống điện nhà xưởng bao gồm nhiều hạng mục khác nhau như phòng cháy chữa cháy, hệ thống mạng, điện, nước,... Vì vậy, chất lượng thi công điện trong nhà xưởng cần đảm bảo đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời cũng phải được thực hiện tỉ mỉ, chính xác.
- Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của đội ngũ kỹ sư: Đây chính là nhân tố chủ chốt, quyết định tính an toàn của công trình.
- Thời gian thi công: Cam kết đúng tiến độ như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
- Về chế độ bảo hành: Có các chính sách sửa chữa, bảo hành định kỳ miễn phí.
- Về giá thành: Mức giá thi công điện nhà xưởng của một đơn vị uy tín cần phù hợp với thị trường.
Thi công điện nhà xưởng là hạng mục xây dựng quan trọng, không thể thiếu. Việc nắm rõ quy trình cũng như các kiến thức cần thiết sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc lựa chọn đơn vị và giám sát công trình. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu thuê nhà xưởng xây sẵn hoặc xây dựng nhà xưởng, nhằm tiết kiệm thời gian và ngân sách thì hãy liên hệ ngay cho Đặng Hùng để được tư vấn chi tiết nhất!
*Nhấp vào nút bấm để gọi ngay
Gọi ngay đến số Hotline để có giá rẻ nhất hoặc để lại số điện thoại ở đây để chúng tôi gọi lại tư vấn miễn phí cho bạn!